Người đóng góp cho blog

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Điều trị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất. Làm gì khi bị đau bụng tiêu chảy, những nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng và nhiều nước làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Khi đó cần có biện pháp điều trị kịp thời nếu không bệnh tiến triển lâu dài mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tiêu chảy khi xảy ra đối với người lớn, bệnh tương đối ít nghiêm trọng khi họ có thể tự cung cấp bù nước bằng cách uống nước thật nhiều và điện giải. Tuy nhiên, khi tiêu chảy xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu người lớn không cho trẻ uống thêm nước hoặc trẻ không thể uống (do ói, hôn mê).
Vì vậy, hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để xử trí khi mắc phải chứng đi tiêu nhiều lần.
tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh gì?

Tiêu chảy gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào tình trạng kéo dài, có 3 loại tiêu chảy chính.
  • Tiêu chảy cấp tính kéo dài một vàu ngày đến 1 tuần
  • Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần
  • Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần
Những dấu hiệu của tiêu chảy:
  • Phân lỏng
  • Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn
  • Buồn nôn ói mửa
  • Khát nước liên tục
  • Sốt
  • Phân có máu
  • Lượng phân nhiều
  • Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu sót mót rặn

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây xin điểm danh một số “thủ phạm” chính gây hại:
  • Tình trạng stress và căng thẳng
  • Nhiễm khuẩn các loại vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Ăn phải thức ăn ôi thiu
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn
  • Uống quá nhiều bia rượu
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Bệnh đường ruột
Ngoài một số nguyên nhân trên, một số thói quen hằng ngày sau đây cũng có thể dẫn tới tình trạng đi ngoài nhiều lần:
  • Không thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống
  • Bảo quản thực phẩm không an toàn và hợp vệ sinh
  • Không làm sạch bếp thường xuyên
  • Nguồn nước không sạch
  • Ăn đồ ăn thừa chưa hâm nóng
  • Không rửa tay bằng xà phòng

Phòng ngừa tiêu chảy

Trước khi trả lời cho câu hỏi tiêu chảy nên làm ăn gì, thì phải phòng ngừa tiêu chảy trước:
  • Ăn chín, uống sôi
  • Không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm… đối với những người có bụng yếu
  • Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn
  • Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn
  • Giữ nguồn nước sạch, đảm bảo sử dụng nước sạch khi chế biến món ăn
  • Bệnh tiêu chảy dễ lây nên cách ly người bệnh với khu nấu ăn
  • Nếu triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn cần đưa đến các cơ sở y tế kịp thời
phong ngua tiêu chảy
Phong ngua tieu chay
Một số mẹo nhỏ trị tiêu chảy cấp độ nhẹ tại nhà:
Mẹo số 1:
Nguyên liệu: 1 trái lựu, 1 cốc nước mía
Pha lẫn nước ép trái lựu với 1 cốc nước mía
Cách dùng: uống thành 4 lần trong ngày.
Loại bỏ stress, căng thẳng vì chúng là thủ phạm gây ra tiêu chảy, thay thế bằng những trò tiêu khiển giúp tinh thần thoải mái
Mẹo số 2:
Nguyên liệu: 1 củ cà rốt
Cách dùng: Ninh nhừ một củ carot, sau đó nghiến nát, và ăn mỗi thìa cà rốt ninh nhừ này trong vòng 15 phút.
Tóm lại khi bị tiêu chảy bạn nên uống nhiều và ăn vừa đủ. Nếu trong trường hợp đuối sức vì thiếu chất dinh dưỡng nên ăn các loại canh hoặc súp như súp gà, nước phở…
Xem thêm: Cách nhận biết và điều trị trẻ bị tiêu chảy

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến tiêu chảy?

Đối với tiêu chảy nhẹ, việc điều trị thường chỉ là bồi hoàn lại đủ số dịch bị mất. Điều này có nghĩa bạn cần phải uống nhiều nước, hoặc uống các thức uống có chứa chất điện giải.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải đến bệnh viện để truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Nếu bạn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh.
Theo các nhà dinh dưỡng, bạn có thể kiểm soát được việc đi tiêu nhiều lần nếu áp dụng một số biện pháp sau:
  • Uống nước ép trái cây không đường;
  • Ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây;
  • Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn;
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo;
  • Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn;
  • Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas;
  • Tránh các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magiê.
thói quen phòng ngừa tiêu chảy

THUỐC ĐÔNG Y HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY

Khi đi ngoài nhiều lần cấp độ nhẹ, mọi người có xu hướng sử dụng thảo dược để điều trị. Hiện nay đã có thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị tiêu chảy là Chỉ Tả Hoàn - sản phẩm Thảo dược Hoa Đà được phân phối bởi Hoa Đà Việt Nam.
thuốc chữa tiêu chảy

Công dụng của Chỉ Tả Hoàn
Giúp cho những trường hợp như cầm tiêu, tiêu hóa kém, ăn thực phẩm bị nhiễm bẩn bằng cách bồi bổ Thận dương
Thành phần của Chỉ Tả Hoàn: Đảng Sâm, Bạch Truật, Can Khương, Tế Tân, Ngô Thù Du
Cách Dùng: Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 3-4 viên với nước gừng nhạt. Ngừng uống khi cầm được tiêu chảy.
Kiêng cử:
Ăn chính, uống sôi những thực phẩm nóng, dễ tiêu như cháo
Tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu.
Hy vọng những thông tin trên cung cấp đầy đủ về bệnh tiêu chảy, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất. Chúc bạn sớm khỏe bệnh!
-------------------------
MUA THẢO DƯỢC CHỈ TẢ HOÀN CHÍNH HÃNG Ở ĐÂU?
HoaDaVietNam.com - Địa chỉ cung cấp các sản phẩm Hoa Đà chính hãng - Cam kết mang lại cho quý khách hàng những sản phẩm cao cấp, chính hãng cùng với những dịch vụ tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét