Người đóng góp cho blog

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

“Tất tần tật” về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng




Chắc hẳn quá nhiều người đã quen thuộc và cố gắng chịu đựng căn bệnh thoái hóa cốt sống thắt lưng, vậy thì tại sao bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng lại gây đau và những biểu hiện lâm sàn của bệnh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sâu về căn bệnh này nhé.
bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Cơ chế gây đau: do đĩa đệm của cột sống thắt lưng bị thoái hóa gây co kéo, đè ép lên dây chẳng dọc sau dây thần kinh tủy sống, đặc biệt, đĩa đệm thoát vị đã đè ép vào lỗ gian đốt sống. Hoặc có thể do khớp đốt sống bị thoái hóa, mọc gai thân đốt sống, chèn ép vào các rễ thần kinh đi từ ống tủy ra ngoài qua các lỗ gian đốt sống.

Biều hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Biều hiện lâm sàng: tùy thuộc vào mức độ thoái hóa, trên lâm sàng, người bệnh có thể có những biểu hiện thoái hóa cột sống thắt lưng rất khác nhau như: đau thắt lưng cấp, đau thắt lưng mãn tính, đau thần kinh tọa,…
bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Đau thắt lưng cấp: thường hay gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi, hoặc người đã có tiền sử đau lưng mãn tính trước đó. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau chấn thương, do vận động cột sống quá mức, sai tư thế, bê, mang các vật nặng, vặn người đột ngột…Người bệnh thường xuất hiện các cảm giác: đau tại cốt sống, ít khi lan ra xa các vùng khác, đau với cường độ cao, hạn chế vận động, đau nhiều khiến người bệnh phải nằm nghỉ. Khi nghỉ ngơi cũng như di chuyển, người bệnh phải tự tìm tư thế nghiêng người thích hợp đẻ chống đau. Bệnh thường khỏi sau một vài tuần nghỉ ngơi và điều trị tích cực.
Bệnh cũng có thể tái phát và chuyển dần sang đau thắt lưng mãn tính do cấu trúc cột sống , đĩa đệm thắt lưng bị tổn thương gây thoái hóa thứ phát.
  • Đau thắt lưng mãn tính
Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuối. Người bệnh sau khi đau thắt lưng cấp tính sẽ có thể diễn biến thành đau thắt lưng mãn tính hoặc khởi phát từ từ do thoái hóa cột sống thắt lưng và đĩa đệm. Cơn đau diễn ra âm ỉ vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nhiều, vận động mạnh đọt ngột hoặc đứng lâu, ngồi lâu; đau giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.  Bệnh này ít khi gây hạn chế vận động cốt sống trừ khi bệnh tiến triển lâu năm gây thoát vị đĩa đệm; lún xẹp, thay đổi cấu trúc của cột sống.
bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh tiến triển hầu như suốt đời, xen kẽ những đợt đau nặng có thể có những khoảng thời gian giảm đau, hết đau, vận động bình thường. Nhưng nếu không có kế hoạch, phương pháp luyện tập, thói quen sinh hoạt tích cực đúng cách, bệnh thường tiến triển nhanh dẫn đến các biến chứng nặng hơn, khó điều trị.
  • Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa rất hay gặp trên lâm sàng, trên nền tảng người bệnh có tiền sử đau lưng mãn tính. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau một động tác vận động cột sống thắt lưng quá mức, sai tư thế, mang vác nặng. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện hiện tượng đau thắt lưng kèm theo đau chân một bên hoặc cả hai bên chân, cùng với các biểu hiện:
bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
+ Đau rễ thần kinh L5: đau thắt lưng lan xuống vùng mông, mặt trước ngoài của đùi, xuống mặt trước ngoài của cẳng chân qua mặt mu bàn chân và lan xuống ngón chân cái.
+ Đau theo kiểu rễ thần kinh S1: đau ngăng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, qua mặt sau chẳng chân, xuống gót chân, đến gan bàn chân và lan đến ngón chân út hoặc ngón thứ 2, thứ 3.
+ Có thể có cảm giác, mất cảm giác, rối loạn cảm giác: tê bì, kiến bò, nóng rát như bỏng dọc theo vùng chi phối của dây L5 hoặc S1.
+ Co cơ cạnh sống, mất đường cong sinh lý: bệnh lâu ngày không điều trị tích cực có thể gây teo cơ vùng chân, giảm phản xạ gân xương bên chân bị bệnh.
Trên đây là các loại đau tại vùng thắt lưng nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, thông qua các biểu hiện lân sàn của các cơn đau cột sống thắt lưng bạn có thể nhanh chóng xác định được tình trạng của mình và tìm cách chữa bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

DOWNLOAD CATALOGUE THẢO DƯỢC HOA ĐÀ tại đây
LƯU Ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét